Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Võ sư nổi danh nước Việt có hai học trò là hoàng đế
Có tới 2 học trò xưng là hoàng đế và một người xưng vương, võ sư Trương Văn Hiến có lẽ là trường hợp “độc nhất vô nhị” không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

 



Trong số rất nhiều học trò tài năng của thầy Trương Văn Hiến, hai người trở thành hoàng đế là Nguyễn Nhạc và Quang Trung - Nguyễn Huệ. Một học trò khác là Nguyễn Lữ cũng phong vương (Đông Định vương).

Võ sư Trương Văn Hiến là người Hoan Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay). Ông là anh em thúc bá với Trương Văn Hạnh, đại thần thờ Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát.

 

Sau khi Nguyễn Phúc Khoát qua đời, quốc phó Trương Phúc Loan chuyên quyền, Trương Văn Hạnh tỏ ý phản đối nên bị Trương Phúc Loan bắt giết. Trương Văn Hiến phải bỏ vào Nam.

 

Theo sách Võ nhân Bình Định, Trương Văn Hiến, tuổi trẻ tài cao, tinh thông thao lược võ văn. Một hôm, trên đường vào Nam, ghé vào nghỉ chân tại ngôi chùa hẻo lánh, ông quen trụ trì hiệu Trí Viễn thiền sư, vốn là quan trả ấn về nương cửa Phật. Theo lời khuyên nhủ của thiền sư, Trương Văn Hiến vào Quy Nhơn, Bình Định lập nghiệp.

 

Sau khi ghé chân miền đất võ, ông thường xuyên giao du khắp nơi. Bấy giờ, ngoại thành Quy Nhơn có một bậc phú gia tên Phan Nghĩa. Tính đôn hậu, giao thiệp rộng rãi, bạn bè khắp nơi. Trong nhà, thực khách luôn có đến hàng chục người. Ông có nuôi một toán võ sĩ đi theo áp tải đội thuyền buôn. Đứng đầu là võ sư Đặng Quan, sức mạnh và võ công hơn người.

 

Một hôm, Đặng Quan cùng bộ hạ áp tải một số hàng quan trọng và bị cuớp. Cầm đầu là tên Song Tiên, võ nghệ cao cường, hành tung bí hiểm.

 

Trong trận chiến ngang sức ngang tài này, Đặng Quan trúng tên bắn lén, rơi xuống sông. Vùng vẫy trong dòng nước, Đặng Quan cố sức bơi vào bờ. Thấy võ sư lâm nạn, biết không đánh lại bọn cướp, những người đi theo bèn nhảy xuống sông tẩu thoát.

 

Đang lúc nguy nan, một trang hán tử xuất hiện, xông vào đánh dạt bọn cướp và dùng sào chống ghe cứu những người bị nước sông cuốn đi. Người đó là Trương Văn Hiến. Vì võ sư Đặng Quan bị thương, Trương Văn Hiến nhận lời tháp tùng bảo vệ hàng.

 

Ghé lại nhiều lần, sau khi quan sát địa lý, nhân văn, Trương Văn Hiến quyết định chọn vùng đất An Thái làm nơi lập nghiệp. Nhờ có sự giúp đỡ về tài chính của Phan Nghĩa, ông mở trường dạy học cả văn lẫn võ, gần như biệt lập với xóm làng. Nhân dân trong vùng đem con đến nhập học rất đông.

 

Thầy giáo Hiến khi nhận học trò điều kén lựa môn sinh theo hai tiêu chuẩn: Tư chất và đức tính. Tư chất phải thông minh, hiếu học; đức tính phải kiên trì và nhân ái. Học trò các huyện, tỉnh khác đều có người đến xin học. Văn thì chuyên binh thư đồ trận, võ học đủ thập bát ban.

 

Thầy Trương Văn Hiến từng nói với môn sinh: “Có võ mà không có văn thì thường hay cường bạo. Có văn mà không có võ thường nhu nhược. Văn võ phải nương nhau thì đạo làm người mới giữ được vững”. Học trò của thầy sau này hầu hết trở thành tướng lĩnh của nhà Tây Sơn.

 

Khi ba anh em Nhạc, Huệ, Lữ đến xin thụ giáo, được thầy Hiến thu nhận ngay. Thêm nữa, ba người từng tập luyện võ nghệ có căn bản của họ Đinh.

 

Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế hiệu rồi rước thầy Trương Văn Hiến về Quy Nhơn làm quân sư. Nhờ có thầy bên cạnh, Nguyễn Nhạc xây dựng nhà Tây Sơn thêm vững chắc. Cũng chính quân sư Trương Văn Hiến đã đề xuất cùng Nguyễn Nhạc tiến quân vào chiếm Gia Định để củng cố sự nghiệp buổi ban đầu cho nhà Tây Sơn.

 

Về sau, ông lấy cớ già yếu hay đau ốm mà xin được về quê tịnh dưỡng tuổi già. Ông mất khi triều đình Tây Sơn dưới thời vua Cảnh Thịnh đang dần suy yếu.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    10 chiến dịch quân sự khó tin trong lịch sử Việt Nam (05-05-2017)
    Cuộc chiến thương mại của các chúa Nguyễn trong công cuộc Nam Tiến (30-04-2017)
    Ứng xử của vua chúa Việt khi việc đụng đến lợi ích dân (24-04-2017)
    Nước ta có mấy ngàn năm văn hiến? (19-04-2017)
    Đôi nét về tổ chức quân đội thời Hùng Vương (09-04-2017)
    Chuyện vua Gia Long trả thù nhà Tây Sơn qua lời kể giáo sĩ Pháp (31-03-2017)
    Bốn cung thủ nổi tiếng trong lịch sử Đại Việt (22-03-2017)
    Chuyện về bạn gái người Nga của vua Hàm Nghi (16-03-2017)
    Chuyện một người Việt làm vua Chiêm Thành (09-03-2017)
    Nhà Tây Sơn sụp đổ và những câu sấm Trạng Trình (03-03-2017)
    Chính thức ghi nhận công trạng của nhà Nguyễn (27-02-2017)
    Những bản án kỳ cục dưới thời Gia Long - Minh Mạng (23-02-2017)
    Huyền thoại về Chân Nguyên - vị thiền sư Việt lừng danh thế kỷ 17 (18-02-2017)
    Phan Liêu, Đặng Dung và Nguyễn Trãi: Ba ngã rẽ của số phận (14-02-2017)
    Những vị vua Việt lên ngôi ngày Tết Nguyên Đán (08-02-2017)
    Chuyện ăn Tết của vua chúa Việt xưa (04-02-2017)
    Nghệ thuật ngoại giao tôn giáo trong lịch sử Việt Nam (24-01-2017)
    Những cuộc hôn nhân cùng huyết thống trong hoàng tộc nhà Nguyễn (18-01-2017)
    Chuyện ít biết về hai nữ tướng dân tộc thiểu số dưới trướng Nguyễn Nhạc (14-01-2017)
    Lê Thánh Tông - vị Hoàng đế mở cõi (19-08-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152744118.